Tìm hiểu về rong sụn

 

Tổng quan về rong sụn

Rong sụn (rong chân vịt) có tên khoa học là Kappaphycus alvarezii syn. K. cottonii là một thực vật thuộc ngành tảo đỏ. Loại rong này ưa mặn sinh trưởng tốt nhất ở những vùng nước đối lưu và chuyển tiếp có độ mặn cao. Nhiệt độ lý tưởng để loại rong này phát triển là 25 – 28 độ C. Đặc biệt, vòng đời của rong sụn rất ngắn. Chúng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn từ 5 – 7 ngày sau đó tàn lụi dần.

Rong sụn có mùi của nước biển khá nặng dù không đậm như rong mơ, phổ tai cũng không tanh như những loại rong làm món sushi. Loại rong này có vị khá lạt, mềm, hơi dai nhưng có một độ giòn nhất đinh. Mùi của rong sụn có lẽ sẽ không hợp với những người kị mùi tanh. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với những loại nguyên liệu khác để khử mùi thì bạn sẽ chế biến được rất nhiều món ngon, có giá trị thanh lọc cơ thể.

Vài nét về rong sụn
Rong sụn có mùi nước biển khá nặng, không quá tanh nhưng vị khá nhạt

Giá trị dinh dưỡng của rong sụn

Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví rong sụn với thần dược. Giá trị dinh dưỡng của loại rong nhỏ bé này với cơ thể thực sự khó mà kể hết. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào giúp rong sụn ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi hơn.

  • Protein: Rong sụn chứa khoảng 5%-22% tùy theo giai đoạn sinh trưởng và môi trường sống. Hàm lượng đạm cao nhất trong giai đoạn loại rong này sinh sản
  • Vitamin: Chứa rất nhiều loại vitamin với hàm lượng cao hơn cả trong rau củ. Rong sụn có thể cung cấp các loại vitamin A, B1, B2, C, D, E… cho cơ thể. Đặc biệt, lượng vitamin A trong rong sụn gấp 3 lần trong cà rốt, 7 lần trong trứng và 10 lần trong bơ
  • Nước: Nước chiếm khoảng 77%-91% rong sụn và giảm dần theo số giờ sinh trưởng
  • Sắc tố: So với những loại rong khác, sắc tố trong rong sụn kém bền hơn. Chúng chứa các loại sắc tố diệp lục, sắc tố vàng, sắc tố xanh lam nhưng có thể tẩy màu bằng phương pháp phơi nắng
  • Chất khoáng đa lượng: Hàm lượng canxi trong rong sụn thậm chí còn cao hơn ở sữa bò. Ngoài ra, loại rong này còn chứa những chất khoáng đa lượng như natri, magie, kali, clo, sulphur…
  • Chất xơ: Các loại rong biển thường chứa rất nhiều chất xơ và khoáng chất vi lượng iot. Hàm lượng iot trong rong sụn rất cao mang đến nhiều lợi ích cho tuyến giáp
  • Axit amin: Trong thành phần rong sụn có chứa từ 13-20 loại axit amin thiết yếu trong cơ thể con người. Vì thế, đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng giá trị với sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của rong sụn
Hàm lượng dưỡng chất trong rong sụn rất dồi dào, đặc biệt giá trị cho sức khỏe

Rong sụn có những loại nào?

Do rong biển sụn thường chẳng cần dùng đến chất bảo quản, có vị mặn mặn sẵn của muối biển rồi, nên người dân xứ Phan Rang chủ yếu phân loại rong sụn dựa trên cách thức bảo quản khác nhau được lưu truyền từ xưa đến giờ. Dưới đây là những loại rong sụn đang có mặt trên thị trường:

  • Rong sụn tươi chưa qua sơ chế.
  • Rong sụn tươi đã tẩm muối tinh (shop Bách Hóa Xe Lam bên mình đang bán).
  • Rong sụn sấy khô.
  • Rong sụn vụn.
Phân loại rong sụn
Phân loại rong sụn thường gặp

Các bạn nào gần có thể ghé trực tiếp shop Xe Lam bên mình, bên mình ngoài tẩm muối tinh để bảo quản, thì còn hút chân không nữa, nên thời gian sử dụng lên đến 2 năm mà không cần dùng bất kì chất bảo quản nào. Thành ra rong sụn mua về các bạn chỉ cần ngâm nước lọc bình thường 30 phút và rửa nước kỹ kỹ xíu cho nó hết mặn là có thể sử dụng ngay được rồi, rất tiện các bạn nhé (còn rong sụn sấy khô phải ngâm nước ít nhất 15-30 tiếng mới dùng được nên mình không bán loại này nữa).

Công dụng của rong sụn đối với sức khỏe và làn da

Với một bảng thành phần dinh dưỡng giá trị đến thế, rong sụn là một trong những sản phẩm từ biển được yêu thích nhất hiện nay. Chúng bổ sung dưỡng chất rất tốt cho trẻ em, người cao tuổi, người bệnh cần phục hồi, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh…

Giải khát, thanh lọc cơ thể

Rong sụn được sử dụng phổ biến với công dụng nấu chè hoặc rau câu giải nhiệt trong những ngày thời tiết oi bức. Nhờ hàm lượng nước và chất xơ cao, rong sụn có công dụng giải khát nhanh, làm mát và thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa

Thành phần chất xơ trong loại rong này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể chế biến những món ăn với rong sụn như một cách làm sạch đường ruột, giúp nhuận tràng, giảm táo bón do nóng nhiệt hiệu quả.

Ngừa bệnh bướu cổ

Nhờ sinh sôi trong những vùng nước có độ mặn cao, rong sụn chứa một lượng lớn iot. Dưỡng chất này rất có giá trị trong việc phòng và điều trị bướu cổ và những bệnh tuyến giáp nếu dùng đúng liều lượng của bác sĩ.

Rong sụn giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ
Ngoài giải nhiệt, rong sụn có thể dùng để phòng và điều trị nhiều bệnh

Điều chỉnh huyết áp ổn định

Rong sụn chứa nhiều khoáng chất, canxi cùng lượng muối vừa phải. Đây là những thành phần tự nhiên hỗ trợ làm giảm huyết áp nhanh. Vì thế, rong sụn có thể sử dụng để điều trị bệnh huyết áp cao rất tốt.

Chống viêm, điều trị bệnh về đường hô hấp

Cacbon hydrat trong rong sụn là một dưỡng chất có khả năng chống viêm nhiễm. Ngoài ra, trong loại rong biển này còn chứa magie – một chất dùng để điều trị hen suyễn và nhức đầu. Nhờ đó, rong sụn được dùng như một dưỡng chất bổ sung tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh đường hô hấp giá trị cho gia đình.

Rong sụn giúp chống viêm nhiễm
Rong sụn giúp chống viêm nhiễm

Điều trị mụn, giảm nếp nhăn

Trong rong sụn, các nhà khoa học tìm thấy Fertile-clement. Đây là một dưỡng chất bài tiết được chất độc trong cơ thể, có ý nghĩa lớn trong việc điều trị mụn, chống lão hóa. Ngoài ra, dưỡng chất này còn rất tốt khi dùng để tiêu độc, hỗ trợ lưu thông máu. Bên cạnh đó, hàm lượng cao các loại vitamin thiết yếu rất có ích trong việc giảm mụn, xóa mờ nếp nhăn, giữ dáng và trẻ hóa làn da cho phái đẹp.

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ em

Rong sụn có chứa một chất quan trọng là axit folic – một chất giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn. Đây là dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Rong sụn làm chậm lão hóa da
Rong sụn chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, có khả năng chống lão hóa cho làn da

Rọng sụn có thể chế biến thành món ngon gì?

Ngày nay, các bà nội trợ ngày càng thích dùng rong sụn để chế biến thành món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho gia đình như nấu sâm bổ lượng, nấu chè rong sụn, làm gỏi gà nè… Họ sáng chế ra rất nhiều món không chỉ khử được mùi tanh mà còn cực kỳ ngon miệng cho gia đình thưởng thức.

Chè rong sụn đậu xanh

Cả đậu xanh lẫn rong sụn đều có giá trị thanh nhiệt hiệu quả cho cơ thể. Sự kết hợp giữa hai thực phẩm dưỡng chất này có thể tạo ra một bữa phụ ngon miệng và giàu dinh dưỡng.

Cách chế biến

  • Bước 1: Chuẩn bị rong sụn, đậu xanh, đường cát, ống vani
  • Bước 2: Ngâm rong sụn trong muối sau đó xả sạch rồi nấu với một chén nước đường
  • Bước 3: Thêm đường cát vào cho rong sụn ngọt vừa miệng, để nguội sau đó cho nước giá vào ngâm và để trong tủ lạnh cho giòn
  • Bước 4: Dùng đậu xanh còn nguyên hạt, ngâm khoảng 3 tiếng rồi bắc nước nấu cho đậu xanh mềm
  • Bước 5: Đậu xanh khi đã nấu cho nở mềm thì thêm đường vào nấu cho tới khi đường tan thì tắt bếp
  • Bước 6: Thêm vani vào cho dậy mùi rồi để nguội. Cho rong sụn vào trộn đều và ăn lạnh. Có thể thêm một ít nước cốt dừa cho đậm đà hơn
Chè đậu xanh rong sụn
Những món chè rong sụn có công dụng giải nhiệt mùa hè rất tốt

Làm Gỏi gà rong sụn

Nếu không thích món ngọt thì bạn có thể chế biến rong sụn và gà. Đây là một sự kết hợp lạ miệng, đảm bảo sẽ mang đến những bữa ăn thú vị cho gia đình.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị rong sụn, thịt gà, rau mùi, tỏi ớt cùng các loại gia vị nêm nếm
  • Bước 2: Ngâm rong sụn trong nước khoảng 30 phút – 1 tiếng cho mềm nhưng vẫn giữ được độ dai sau đó rửa sạch
  • Bước 3: Luộc chín thịt gà và xé nhỏ thành từng miếng vừa ăn
  • Bước 4: Rửa sạch rau mùi. Bóc vỏ tỏi và pha một hỗn hợp nước chấm với giấm, đường, tỏi, ớt cho vừa ăn
  • Bước 5: Để gà, rong sụn, rau vào chung một bát rồi cho nước chấm vào trộn đều, để ngấm gia vị một chút rồi bày ra đĩa và thưởng thức.
Gỏi rong sụn xé phay
Gỏi gà rong sụn ăn khá lạ miệng và cực kỳ dinh dưỡng

Gỏi rong sụn – rau câu chay

Trong những ngày ăn chay, bạn có thể chế biến món gỏi rong sụn chay vừa thanh nhẹ vừa ngon miệng cho cả gia đình.

Cách chế biến

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm rong sụn, dưa leo, cà rốt, nấm bao ngư, nấm rơm cùng một số gia vị để nêm nếm
  • Bước 2: Ngâm rong sụn trong nước lạnh tối đa 2 tiếng, thay nước liên tục để khử mặn sau đó rửa sạch và cắt thành từng khúc vừa ăn
  • Bước 3: Tiếp tục sơ chế những nguyên liệu khác như dưa leo bỏ ruột, cắt thành sợi nhỏ. Cà rốt gọt vỏ và bào thành sợi. Ớt làm sạch, bỏ hạt rồi cắt nhỏ. Nấm bào ngư cũng xé nhỏ, nấm rơm cắt mỏng. Rau mùi cũng rửa sạch và cách nhỏ
  • Bước 4: Đun sôi dầu trong chảo rồi cho hỗn hợp nấm vào xào, nêm cho vừa ăn rồi xào chín
  • Bước 5: Tiếp đến, bạn pha nước để trộn gỏi cho tỏi, ớt, đường, chanh vào cho bắt miệng và điều chỉnh liều lượng cho vừa ăn
  • Bước 6: Cho rong biển, dưa leo, cà rốt, ớt, nấm đã xào chín cùng rau mùi vào trộn đều. Cho nước mắm vừa pha vào và tiếp tục trộn cho gia vị thấm đều. Cuối cùng, có thể thêm một ít đậu phộng hoặc rau thơm cho món ăn thêm hấp dẫn.
Gỏi rong sụn chay
Gỏi rong sụn chay cực kỳ ngon miệng mà vẫn thanh nhẹ

Rong sụn là một khám phá cực kỳ giá trị với hàm lượng dinh dưỡng chẳng thua kém bất kỳ một nguyên liệu quý giá nào. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về loại thực phẩm đến từ biển lạ mà quen này. Nếu muốn nhu cầu tìm hiểu thêm về rong sụn cũng như bất kỳ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào, mời bạn ghé thăm 

https://bachhoaxelam.com/rong-sun/

Nhận xét